Trường mầm non Tân Dân tổ chức Chuyên đề “Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá”
Hưởng
ứng phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển, thầy cô cùng sẻ chia
trách nhiệm”, thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025, sáng ngày 24/12/2024, trường
Mầm Non Tân Dân đã tổ chức chuyên đề “ Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo
dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hóa” năm học 2024 - 2025 và
giao lưu cùng trường kết nghĩa Mầm Non Tri Trung.
Trường mầm non Tân
Dân đã xây dựng Chuyên đề ở các lứa tuổi:
* Hoạt động GDÂN độ tuổi Nhà Trẻ 24-36 tháng
Đề tài: NDTT: Dạy hát: Một con vịt (hình thức hát đối)
NDKH: Nghe hát: Gà gáy le te.
* Hoạt động
GDÂN độ tuổi MGB 3-4 tuổi
Đề tài : NDTT: Nghe hát : Inh lả ơi - Dân
ca Thái
NDKH: VĐTN : Xoè Hoa- Dân ca Thái
TCÂN: Vũ điệu hoá đá
* Hoạt
động GDÂN độ tuổi MGN 4-5 tuổi
Đề tài: NDTT: Vận động theo nhạc “Lý kéo chài”.
NDKH: Nghe hát: Bèo dạt mây trôi- Dân ca Quan họ Bắc Ninh
TCÂN: Thử tài bé yêu
* Hoạt động
GDAN độ tuổi MGL 5-6 tuổi
hoạt động biểu diễn văn nghệ
Qua hoạt
động dạy hát,nghe hát, vận động theo nhạc và các hoạt động biểu diễn có lồng
ghép đa văn hóa vào giáo dục âm nhạc. Giáo viên hiểu được việc lựa chọn bài
hát, bản nhạc có nội dung đưa vào các hoạt động kết hợp với nhạc cụ cho trẻ
phải phù hợp độ tuổi, năng lực trẻ và tính chất của bài hát, bản nhạc. Tổ chức
hoạt động giáo dục âm nhạc với nhiều hình thức giúp trẻ tích cực tham gia, được
trải nghiệm thực hành nhưng vẫn bảo đảm trọng tâm của giờ học phù hợp với mục
đích yêu cầu. Việc lồng ghép nội dung đa văn hoá vào tổ chức hoạt động
giáo dục âm nhạc giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách thoải mái, nhẹ nhàng, hợp
lý… không quá nhiều (kiến thức, kỹ năng). Lồng ghép đa văn hóa có thể trong
hoạt động nghe hát, vận động theo hát, dạy hát, trong hoạt động biểu diễn ..
Quan trọng là việc lựa chọn hình thức thể hiện (gần gũi, thân thiện và chủ động
từ phía trẻ)
Một số hình ảnh của chuyên đề:
Những hình ảnh của cá bé 5 -6 tuổi
Hoạt động của các bé 4-5 tuổi
Hình ảnh hoạt động của các bé 3- 4 tuổi
Hình ảnh hoạt động của các bé nhà trẻ
Sau tiết dạy, các giáo viên đã cùng nhau
chia sẻ thảo luận, đánh giá và đóng góp nhiều ý kiến thiết thực nhằm nâng cao
hiệu quả giảng dạy, ứng dụng các phương pháp giảng dạy tích cực,
phù hợp hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non
theo tiếp cận đa văn hoá. Không
khí trao đổi sôi nổi, cởi mở càng khẳng định giá trị của việc giao lưu chuyên
môn, giúp giáo viên các trường có cơ hội được học hỏi, làm
phong phú thêm kinh nghiệm giảng dạy.
Chương
trình giao lưu giữa trường mầm non Tân Dân và mầm non Tri Trung đã góp phần thúc đẩy sự
đồng hành, học hỏi và chia sẻ trong phong trào “dạy tốt - học
tốt”.
Cô Tăng
Thị Kim Sơn – Phó hiệu trưởng trường
mầm non Tri Trung chia sẻ: “Buổi chuyên đề thực sự bổ ích, không chỉ ở mặt
chuyên môn mà còn là cơ hội để các thầy cô xây dựng tinh thần và đoàn kết,
sẻ chia giữa các nhà trường”.
Phát
biểu tại buổi sinh hoạt chuyên môn cô giáo Nguyễn
Thị Thu Hường - Hiệu trưởng trường mầm non Tân Dân nhấn
mạnh: “Tiết dạy chuyên đề không chỉ là cơ hội để các con giúp cho các bé hiểu sâu sắc hơn về truyền
thống của dân tộc, biết đất nước Việt Nam có rất nhiều dân tộc anh em, nhiều
vùng miền, mỗi vùng miền có một nét đặc trưng riêng biệt nhưng đều hàm chứa những
nét đẹp tinh túy của quê hương - đất nước - con người mà còn là dịp để giáo viên trao đổi
kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn. Trong thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp
tục tạo điều kiện tổ chức các hoạt động tương tự nhằm thúc đẩy chất lượng giáo
dục toàn diện, hướng đến mục tiêu xây dựng môi
trường giáo dục ngày càng tốt đẹp hơn”
Đồng
chí Hiệu trưởng trường mầm non Tân Dân tiếp thu, ghi nhận những ý kiến
đóng góp từ các đồng nghiệp và coi đây là những kinh nghiệm quý
báu để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục tại trường. Đồng thời, đây cũng là
động lực để nhà trường tổ chức thêm nhiều hoạt động chuyên môn trong tương lai,
góp phần xây dựng môi trường học tập đổi mới, sáng tạo và hiệu quả.
Hình ảnh giao lưu chia sẻ của hai nhà trường